Cúng Nhập Trạch Cần Những Gì ?

Bạn chuẩn bị chuyển về nhà mới và cũng đang lo lắng việc cúng nhập trạch cần những gì ? hãy cùng tham khảo các lưu ý dưới bài viết này nhé :

– Trước khi dọn nhà phải chọn ngày lành tháng tốt

– Trong khi chuyển về nhà mới, bản thân hoặc những người thân trong gia đình phải tự mình chuyển một số ít đồ dùng về nhà mới, tuyệt đối không thể nào tay không đến nơi ở mới được.

– Chủ nhà phải tự tay di chuyển bài vị (bát hương) thờ cúng tổ tiên đến nhà mới. Tiếp tục là các thành viên trong gia đình theo sau vào nhà, trên tay mỗi người phải có tiền tài và của cải.

-Khoảng thời gian đi vào nhà phải là lúc sáng sớm, giữa trưa hay trước khi mặt trời lặn.

-Tuyệt đối không được vào nhà mới vào lúc buổi đêm. Tốt nhất là vào buổi sáng từ mùng 1 đến rằm, chớ vào nhà vào cuối tháng.

Gia Chủ Có Thể Xem Thêm Cách Chọn Ngày Tốt Chuyển Nhà Trong Tháng Để chọn ngày tốt về nhà mới nhé !

mâm cúng nhập trạch về nhà mới cần những gì
mâm cúng nhập trạch về nhà mới cần những gì

cúng nhập trạch cần những gì và có ý nghĩa gì

Lễ nhập trạch (hay còn được gọi là cúng nhập trạch) là một nghi lễ có từ rất lâu của người dân Việt Nam. Nghi lễ này thường được thực hiện khi bạn muốn chuyển tới sinh sống ở một ngôi nhà mới xây dựng. Hiểu một cách đơn giản, lễ nhập trạch chính là nghi thức thông báo, trình diện với Thần Linh, Thổ Địa ở ngôi nhà đó.

Từ ngàn xưa, cha ông ta đã cho rằng mỗi vùng đất, mỗi khu vực đều có những vị Thần Linh cai quản. Chính vì thế việc trình diện, xin phép khi dọn đến nhà mới là điều hoàn toàn cần thiết.

Thực hiện nghi lễ nhập trạch còn thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với các vị Thần Linh, Thổ Địa, cũng như thể hiện mong ước được các vị Thần che chở và phù hộ để có được một cuộc sống thuận hòa, êm ấm, suôn sẻ tại ngôi nhà mới.

mâm cúng nhập trạch về nhà mới cần những gì
mâm cúng nhập trạch về nhà mới

Nếu Gia Chủ Cần Biết Mâm Cúng Nhập Trạch Cần Chuẩn Bị Gì thì hãy xem thêm tại đây : Mâm Cúng Nhập Trạch

1. Thủ tục cúng nhập trạch cần những gì

– Khi chuẩn bị bước vào nhà mới, bạn phải mang vào nhà vật đầu tiên chính là bếp than hay bếp củi. Bếp này phải để ngay lối đi của cửa chính.

Tiếp tục chủ nhà tay bê bát hương thờ Thổ công bước qua lò, chân trái bước trước, chân phải bước sau và lần lượt tới những thành viên khác cũng phải làm vậy khi bước vào nhà. Bạn phải bật sáng toàn bộ điện trong nhà và mở hết các cửa bao gồm cửa chính và cửa sổ để đón tất cả các khí lành vào nhà.

Bạn phải đem các đồ vật tiếp theo vào nhà là: Chiếu hay nệm đang sử dụng, bếp lửa hay bếp gas, bếp dầu. Không nên mang bếp điện vì theo phong thủy bếp điện chỉ mang ý nghĩa tĩnh chứ không sinh tướng ( có nghĩa là chỉ nhiệt mà ngọn lửa không hề có), chổi quét nhà, gạo, muối, nước… chính là các lễ vật cúng Thổ Công xin nhập trạch và xin phép Thổ Công được trước các vong linh gia tiên về nhà mới.

Mâm cúng nhập trạch chuyển về nhà mới – mâm hương hoa, ngũ quả

  • 5 loại trái cây tươi ngon theo vùng miền hoặc theo mùa được sắp xếp một cách đẹp mắt
  • 1 bình hoa tươi, thường là hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền, hoa dơn…
  • 1 cặp đèn cầy đỏ
  • 3 miếng trầu đã têm
  • Vàng mã
  • 3 hũ nhỏ đựng muối, gạo, nước…

Mâm cúng nhập trạch dọn về nhà mới – mâm lễ mặn

  • 1 bộ tam sên gồm 1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng luộc và 1 con tôm luộc
  • 1 con gà luộc (để nguyên con)
  • Xôi
  • Cháo
  • 1 mâm cơm khác có các món theo từng vùng miền, địa phương
  • Ngoài ra còn có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc lá

Tùy theo từng gia đình mà bạn có thể lựa chọn cúng cỗ mặn hoặc cỗ chay đều được.

Các lễ vật khi để trên bàn thờ phải có được hướng đẹp so với da chủ, việc quan trọng là chính tay gia chủ phải tự thắp hương và khấn vái.

– Các văn khấn nhập trạch

Văn khấn nhập trạch bao gồm hai phần:

– Văn khấn thần linh

– Văn khấn cáo yết Gia tiên

Tiếp theo là cũng chính tay gia chủ đun sôi bếp nước. Nếu lần đầu tiên nấu sôi nước ở nhà mới thì phải để sôi trong thời gian 5- 10 phút hay lâu hơn nữa rồi mới tắt lửa.

Việc đun sôi nước chính là khai bếp, pha trà dâng lên thổ công và Ông bà tổ tiên. Nếu ngày nhập trạch có khách thì có thể lấy nước mời khách.

cần chú ý những gì khi cúng nhập trạch
cần chú ý những gì khi cúng nhập trạch

2. Cần chú ý những gì khi thực hiện thủ tục cúng nhập trạch

– Nếu gia chủ chỉ lấy ngày nhập trạch nhưng chưa ở thì có thể ngủ lại nhà một đêm.

– Sau khi hoàn thành thủ tục khấn Thổ Công xong thì chủ nhà làm lễ cáo yết Gia tiên rồi dọn đồ đạc vào nhà.

– Để cầu mong sự an lành thì cả gia đình phải tổ chức lễ bái tạ Tổ Tiên và thần Phật.

– Trong trường hợp nhà có người mang thai thì việc dọn nhà là không nên.

  • Nếu bắt buộc phải dọn nhà thì bạn phải mua một chiếc chổi mới và tận tay người có thai quét qua các đồ đạc một lần rồi mới được dọn nhà. Việc này chứng tỏ bạn không phạm tội đến “Thần Thai”

– Nếu bạn cần người khác giúp khi dọn nhà thì người đó tuyệt đối không là tuổi Hổ. Tất cả các tuổi khác đều thích hợp.

Những hướng dẫn trên đây sẽ giúp bạn nhập trạch đúng thủ tục để được bình an, mạnh khoẻ, phát tài phát lộc.

Công Ty Chiến Linh Chúc các bạn luôn hạnh phúc trong cuộc sống.

Nếu gia chủ cần đơn vị hỗ trợ chuyển nhà trọn gói về nhà mới để tiết kiệm được nhiều thời gian hơn cho gia chủ trong việc về nhà mới thì tham khảo thêm dưới đây:

Xem Thêm : Qui trình chuyển nhà trọn gói uy tín chuyên nghiệp

4.7/5 - (9 bình chọn)

TAXI TẢI CHIẾN LINH

Uy tín - chất lượng - an toàn - an tâm